Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Tăng sức cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cho Việt Nam

Việt Nam là nước sản xuất nôngnghiệp với doanh thu chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Sau gần 30 năm thâm nhập thì trường xuất khẩu gạo, hiện nay nước ta đứng thứ ba thế giới về số lượng gạo xuất khẩu hằng năm. Hạt gạo Việt Nam hiện đã có mặt trên 135 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu năm 2014 là 3 tỷ USD. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn xung quanh chất lượng hạt gạo làm ra của bà con nông dân.


Sản phẩm gạo Việt đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và mang về nguồn thu lớn cho nước nhà, tuy nhiên thịtrường xuất khẩu gần đây đang gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất khẩu và giá gạo trong nước. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tính đến nay là châu Á, chiếm 77% lượng gạo xuất khẩu, tuy nhiên hiện nay thị trường này đang có tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ: Thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc (với mức 2 triệu tấn/năm), giờ bắt đầu thừa gạo nên hạn chế số lượng gạo nhập. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh từ các đối thử mới như: Ấn Độ, Pakistan, Campuchia, Indonesia, Thái Lan… Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn khi gạo thu mua không biết xuất đi đâu.
Để tăng sức cạnh canh cho hạt gạoViệt đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng hạt lúa, sản xuất các giống lúa chất lượng cao để hướng đến thị hiếu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu. Thực trạng hiện nay chất lượng hạt lúa nước ta vẫn chưa được đầu tư, nông dân vẫn sản xuất theo kỹ thuật canh tác bao đời, chưa biết áp dụng các kỹ thuật hiện đại, chất lượng hạt lúa sau thu hoạch chưa đảm bảo.

Lượng gạo xuất khẩu hiện nay của cả nước có tới 90% là từ vựa lúa Đồngbằng sông Cửu Long, nhưng theo thống kê khoảng 70% nông dân khu vực ĐBSCL đang gặp khó khăn về vốn trong đầu tư sản xuất lúa, không đủ điều kiện đẩ đầu tư các loại máy móc nông nghiệp hay ứng dựng kỹ thuật hiện đại. Dù đã liên kết với các doanh nghiệp địa phương theo mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp vẫn không đủ tiềm lực để đầu tư đúng quy trình chuẩn. Không ít trường hợp doanh nghiệp sau khi liên kết đã “bỏ của chạy lấy người” khi không đủ nguồn lực để đầu tư và thu mua lúa cho nông dân như cam kết.
Nhìn thẳng thực tế, phía sau hạt gạo không chỉ có mồ hôi của người nông dân, mà còn có cả câu chuyện của một vùng kinh tế, một cuộc “đại tu” trong sản xuất nông nghiệp. Để tạo bước phát triển bền vững cho hạt lúa Việt cần phải có chính sách cụ thể từ Chính phủ và các tổ chức nhằm tập trung vào khu vực: Gạo đặc sản, chất lượng đảm bảo để xuất khẩu vào các thị trường có yêu cầu chất lượng cao như: Mỹ, UE, Nhật Bản…

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com
website: vinhthaigroup.com


Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Hiệu quả máy cấy lúa Kubota SPW-48C

Máy cấy lúa Kubota SPW-48C là một dòng máy cấy lúa mini, được thiết kế rất nhỏ gọn rất dễ sử dụng và phù hợp với đặc điểm đồng ruộng nước ta. Qua các mô hình trình diễn tại nhiều địa phương, máycấy lúa Kubota SPW-48C nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bà con nông nhân.

Máy cấy lúa Kubota SPW-48C được thiết kế với động cơ chạy bằng xăng OHV (van đỉnh), công suất có thể đạt 4,3 mã lực, dễ dàng khởi động bằng động tác giật nổ. Đặc điểm nổi bật của máy cấy kubota SPW-48C so với các loại máy cấy lúa khác trên thị trường là khả năng hoạt động hiệu quả trông thấy trên nhiều loại địa hình đồng ruộng như: Ruộng nhỏ, ngập sâu, đất lún, đất quá dính. Vận tốc tối đa máy đạt được khi làm việc là 0,77 m/s.
Ưu điểm nổi bật của dòng máy cấy lúa kubota SPW-48C:
-                      Mạ được cấy xuống đảm bảo cây bám chắc không bị nổi lên mặt ruộng
-                      Máy cấy lúa SPW-48C làm việc hiệu quả với nhiều địa hình đồng ruộng xấu, không bằng phẳng như ngập nước, bùn keo...
-                      Tiết kiệm nhiên liệu vượt bậc với đông cơ xăng OHV 4,3 Hp.
-                      Dung tích bình nhiên liệu lớn (4lit) giúp máy làm việc liên tục trong nhiều giờ.
-                      Bánh xe có đường kính lớn phù hợp ruộng bùn lầy: Đường kính bánh xe lên tới 660mm giúp máycấy lúa Kubota di chuyển và hoạt động hiệu quả trong điều kiện ruộng nước ngập sâu.
-                      Bánh xe có đai kẹp an toàn giúp trợ lực an toàn trong môi trường đồng ruộng bị ngập lầy.
-                      Việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng được thự hiên một cách đơn giản và nhanh chóng do việc đóng mở khoang máy khá dễ dàng.
-                      Các chốt dễ dàng thay thế ở bất kì đâu, bất kì thời điểm nào.
Bên cạnh đó với dòng máy cấy Kubota SPW-48C chỉ cần một người điều khiển vì vậy giúp giảm đáng kể chi phí nhân công trong quá trình cấy lúa. Bánh xe có đai kẹp an toàn giúp trợ lực an toàn trong môi trường đồng ruộng bị ngập lầy, thanh chắn gắn ngay bên hông máy giúp ngăn chặn khả năng gây va chạm từ các vật thể bên ngoài.

Từ các mô hình trình diễn và áp dụng thực tế trên đồng ruộng cho thấy máy cấy lúa Kubota SPW-48C cho hiệu quả gấp 10 lần so cấy bằng tay, với 1 người điều khiển máy, năng suất cấy đạt được 1 ha/ngày, tương đương năng suất của 25 – 30 người cấy thủ công. So với cấy lúa thủ công bằng sức người, sử dụng máy cấy lúa Kubota SPW-48C bảo đảm hàng và khoảng cách cây lúa, tiết kiệm giống, bảo đảm thời vụ và tiết kiệm chi phí cho bà con nông dân.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Kubota DC-35: Máy gặt đập liên hợp cho cánh đồng nhỏ

Những năm gần đây việc thu hoạch lúa của bà con nông dân đã đỡ vất vả khi được sự trợ giúp của các loại máy gặt đập liên hợp (GĐLH). Tuy nhiên, với kích thước lớn, cồng kềnh và khó di chuyển nên các loại máy GĐLH chỉ thích hợp với những ruộng lúa có diện tích lớn, bằng phẳng. Giải quyết nhu cầu thu hoạch của nông dân tại các cánh đồng nhỏ, hãng Kubota Nhật bản cho ra đời dòng máy GĐLH kubota DC-35 nhỏ gọn, thích hợp cho cánh đồng nhỏ và khó di chuyển.

Máy GĐLH Kubota DC-35 có cấu tạo máy nhỏ gọn nên vận hành dễ dàng và nhanh nhẹn trong việc chuyển hướng, phù hợp với mọi điều kiện đồng ruộng. Với những mảnh ruộng nhỏ đòi hỏi phải chuyển hướng, rẽ cua nhiều, máy GĐLH Kubota DC-35 không chỉ có thể cua rẽ hẹp mà còn có thể gặt ở góc và rẽ cua với tốc độ nhanh do thao tác đơn giản; đồng thời DC-35 vận hành được trên đường bờ ruộng nhỏ hẹp, nên giúp giảm thiểu thời gian di chuyển.
Đối với những cánh đồng lầy lội hoặc trên ruộng lúa ngã, các loại máy GĐLH trên thị trường thường không vận hàng được do máy có kích lớn, nặng nề dễ mắc lầy và phá hỏng tầng đất ruộng. Vì vậy máy gặt lúa Kubota DC-35 là giải pháp tối ưu với ruộng lúa ngã và lầy lội nhờ khoảng cách gầm cao, với cần thủy lực, guồng cào được điều chỉnh lên xuống dễ dàng, có thể gặt tùy vào tình trạng cây lúa, cho phép gặt hết, không để sót lúa, thậm chí là lúa ngã sát đất. Thêm vào đó là kích thước và khối lượng nhỏ nên dễ di chuyển trên nền ruộng lầy lội, không phá hỏng tầng đất ruộng như các loại máy lớn thông thường.

Thao tác vận hành DC-35 đơn giản hơn các loại máy GĐLH trên thị trườngp; với bộ truyền động HST có thể chuyển chế độ tiền lùi, thay đổi tóc độ mà không cần cắt ly hợp. máy còn có thể vừa gặt vừa thay đổi tốc độ một cách tự do tùy theo tình trạng của cây lúa. Cần gạt chuyển hướng chỉ với 1 cần gặt có thể độ cao hàm cắt và chuyển hướng với tần suất thao tác nhanh.
Hiện nay trên thị trường một chiếc máy GĐLH Kubota DC-35 có giá chỉ dưới 600 triệu đồng/chiếc (bằng 2/3 giá máy loại DC-60 hoặc tương đương máy loại Trung Quốc), rất phù hợp với kinh tế của bà con.Với giá rẻ hơn các loại máy gặt đập khác nhưng công suất hoạt động của bán máy gặtDC-35 cho hiệu quả khác xa so với các loại máy khác, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát và hạt vỡ, sàng lúa kỹ và sạch hơn, không làm cho hạt lúa bị vỡ và tróc vỏ trấu. Ngoài DC-35 còn có khả năng xử lý lúa bị ẩm hoặc lúa ướt với khối lượng lớn.

Một trong những ưu điểm của dòng máy GĐLH mini này lá quá trình bảo dưỡng đơn giản, do các bộ phận đều có thể mở ra được nên dễ dàng kiểm tra, vệ sinh và sửa chữa. Các bộ phận như: Lưới buồng đập, nắp hông buồng đập, nắp chắn bụi, khay sàn dạng trượt có thể mở ra và tháo lắp dễ dàng.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Đảm bảo an toàn cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp

    Theo thống kê cả nước có hơn 70% dân số làm nông nghiệp, một tỷ lệ lớn so với các nước trong khu vực. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nông dân Việt không chỉ đối mặt với nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc BVTV mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc tai nạn lao động cao nhất chỉ đứng sau ngành xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ. Nguyên nhân do chưa được đào tạo, huấn luyện bài bản trong việc sử dụng các loại máy móc nông nghiệp.
Tai nạn tiềm ẩn từ những chiếc máy nông nghiệp (Ảnh)
   Theo thông kê, hiện nay tần suất tai nạn trong sử dụng điện là 7,99%, trong sử dụng máy nông nghiệp là 8,56%. Tức là cứ 100.000 lao động trong khu vực nông nghiệp, thì có gần 800 người bị tai nạn lao động khi sử dụng điện và 850 người bị tai nạn lao động trong sử dụng các loại máy nông nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó là việc sử dụng các loại hóa chất BVTV không có hướng dẫn và tràn lan làm cho nguy cơ nhiễm độc ngày căng tăng đối với nông dân.
    Một trong những nguyên nhân khiến tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp tăng là do phần lớn nông dân chưa qua đào tạo nghề, làm việc theo kinh nghiệm. Đa số nông dân thiếu kiến thức, không được hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sử dụng các loại máy móc nông nghiệp. Hiện nay bà con vẫn mua máy về tự học nên đã dẫn đến những tai nạn thương tâm.
Sử dụng thuốc BVTV ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của nông dân (Ảnh)

Vấn đề an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa được chính quyền địa phương và ngành chức năng quan tâm đúng mức. Vẫn chưa có một hệ thống văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện an toàn lao động cho nông dân, cũng như chưa có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền về công tác này. Bên cạnh đó công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về vệ sinh, an toàn lao động chưa được đầu tư và chú trọng.

Ðể tránh được những rủi ro đáng tiếc cho nông dân khi tham gia sản xuất nông nghiệp, các ngành chức năng cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ thuật, tay nghề trong vận hành máy móc nông nghiệp cho bà con nông dân. Đồng thời phải thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng liều lượng. Nhà nước và các ngành chức năng cũng cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật và cán bộ chuyên môn để hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những tai nạn đáng tiếc. 

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Hiệu quả trông thấy từ chính sách cơ giới hóa trong nông nghiệp

Những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều loại máy móc nông nghiệp cũng được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế lao động thủ công. Việc sử dụng các thiết bị, máy nông nghiệp hiện đại không những giải quyết được lao động nặng nhọc mà còn đảm bảo tính thời vụ, tăng hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Tại Diễn đàn Khuyến nông với chủ đề “Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp” vừa được tổ chức tại thành phố Châu Đốc, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh An Giang tổ chức, với sự tham dự của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Chế biến, thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối, các Viện, Trường, Trung tâm trung ương và Các nhà khoa học cùng với 230 nông dân các tỉnh ĐBSCL tham dự, đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như khu vực ĐBSCL sản xuất trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu lao động rất cao, thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại, nên chất lượng sản phẩm làm ra và chí phí giá thành không cạnh tranh được với các nước trên thế giới. Vì vậy việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp sẽ giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp, đảm bảo được lịch thời vụ gieo trồng liên tiếp ở khu vực ĐBSCL.
Hiện nay vùng ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, có tổng diện tích gieo trồng khoảng 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 2,1 triệu ha đất sản xuất lúa, tương đương 2,8 triệu hộ làm nông nghiệp, nhưng số hộ có máy kéo hiện nay đạt thấp, 62 hộ mới có 01 máy. Các máy gieo sạ, máy gặt lúa phục vụ thu hoạch chỉ đạt từ 60 đến 75% tổng diện tích toàn vùng. Các loại máy gặt đập liên hợp, máy sấy chỉ mới đạt hơn 38 đến 50%. Đặc biệt ở các khâu cấy, làm cỏ, phun thuốc có độ cơ giới hóa rất thấp chưa được 10%.

Theo thống kê cho thấy việc cơgiới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân. Chỉ tính riêng việc áp dụng máy gặt đập liên hợp đã giảm từ 400 đến 500 ngàn đồng/ha so với cắt tay, và giảm từ 2 - 3% hao hụt so với thu hoạch nhiều giai đoạn. Như vậy nếu tính toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long hàng năm nếu cơ giới hóa sẽ tiết kiệm được 1.600 – 2.000 tỷ đồng và giảm thất thoát từ 500.000 – 700.000 tấn lúa. Đó là chưa kể đến việc giải quyết được sự thiếu hụt lao động vào mùa thu hoạch rộ. Đây mới chỉ thống kê của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nếu tính cả nước thì số lượng nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc cơ giới hóa còn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là hiện nền đất sản xuất ở khu vực ĐBSCL mềm, manh múng nên việc cơ giới hóa còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa đáp ứng được cho hoạt độngcủa các loại máy nông nghiệp, thì khó khăn về vốn của nông dân cũng là một trong những hạn chế. Vì vậy cần có chủ trương, chính sách vay vốn ưu đãi cho nông dân trang bị máy phục vụ cho sản xuất; bên cạnh đó cũng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, dồn thửa, đồng bộ hóa trong khâu gieo sạ…

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com
website: vinhthaigroup.com 

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Nhập khẩu vật tư, máy móc nông nghiệp quá nhiều

Việt Nam là nước xuất khẩu nôngsản đứng nhất nhì thế giới một số mặt hàng như: Gạo, hồ tiêu, cà phê, chè…Tuy nhiên hiệu quả kinh tế mang lại vẫn chưa cao, thực tế là kinh tế của nông dân Việt vẫn còn rất thấp và không ổn định. Ngoài việc nhập khẩu phần lớn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), máy nông nghiệp, nước ta còn chi tới hàng tỷ USD để nhập thức ăn chăn nuôi, cây - con giống, phân bón... mỗi năm. Vì vậy lợi nhuận thu về không cao do chi phí đầu vào quá lớn.
Hiện nay các mặt hàng thuốc BVTV tại thị trường Việt Nam đều có nguồn gốc từ nhập ngoại  bao gồm cả nhập khẩu hoạt chất, nguyên liệu và thuốc thành phẩm. Vì vậy giá các loại TBVT cao hơn hẳn các loại thuốc gắn được sản xuất nội địa. Tuy nhiên và con nông dân vẫn tin dùng các loại thuốc BVTV nhập ngoại do hiệu quả cao và nhanh hơn so với các chế phẩm nội địa.


Tương tự, trong lĩnh vực máynông nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Phát triển đầu tư Việt Phú (Hà Nội) cho biết: “Máy nôngnghiệp trong nước sản xuất tuy sẵn thật đấy, nhưng giá cả không chênh lệch nhiều so với máy nhập ngoại, trong khi lại nhanh hỏng, công năng sử dụng thấp, ít chủng loại nên nông dân chọn mua máy nhập ngoại”. Nguyên nhân khiến giá máy gặt đập liên hợp và các loại máy móc nông nghiệp nội địa có giá cao ngang ngửa máy ngoại là do phải nhập khẩu động cơ, phụ tùng từ nước ngoài.
Hiện nay máy nông nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản đang chiếm lĩnh thị trường trong nước, nguyên nhân do đa số các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của Việt Nam là xưởng cơ khí địa phương, nhỏ lẻ, vì vậy kỹ thuật thiết kế và công nghệ chế tạo bị hạn chế, các chi tiết máy chất lượng thấp từ đó nông dân không ưa chuộng. Chính vì không bán được hàng nên các cơ sở, doanh nghiệp trong nước càng ngại đầu tư cho khâu nghiên cứu, chế tạo và lâu dần trở thành bị phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu.

Để chế tạo được các loại máy mócnông nghiệp phải có nhiều sản phẩm phụ trợ, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ của ta chưa đáp ứng được nên phải lệ thuộc vào nhập khẩu. Vì vậy để tránh tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu máymóc nông nghiệp và các loại vật tư như hiện nay, đòi hỏi nhà nước và chính phủ phải có các chính sách giải quyết nguồn cung cho nông nghiệp.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Hạn hán kéo dài gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi ngày

Mùa mưa năm nay đến trễ khiến cho thiệt hại đối với ngành nông nghiệp gia tăng từng ngày, và theo một nguồn tin từ Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, con số thiệt hại mỗi ngày trễ mưa lên đến hàng chục tỉ đồng.
Thông thường mùa mưa ở Nam bộ bắt đầu vào giữa tháng Tư, nhưng cho đến nay, phần lớn các tỉnh thành ở miền Nam vẫn chưa có mưa hoặc mưa không đáng kể. Nguồn tin từ Cục Trồng trọt cho rằng khó mà có thống kê chính xác về con số thiệt hại do hạn hán vì trong những năm qua, trong phần thống kê báo cáo của Cục trồng trọt khi có hạn hán chỉ đưa ra diện tích cây trồng thiếu nước, bị thiệt hại hay mất trắng mà không thống kê được số tiền thiệt hại cụ thể.

Nắng nóng kéo dài làm nhiều diện tích lúa bị thiếu nước trầm trọng (Ảnh)

Thời điểm hiện tại, do chưa có mưa nên dự báo năng suất giảm 20%, nhưng nếu tiếp tục nắng nóng kéo dài, thiệt hại đối với một số loại cây trồng có thể sẽ lên đến 50%.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, nhiều khu vực không có mưa như Phan Rang, Phú Quý (Bình Thuận), Bạc Liêu, Cao Lãnh (Đồng Tháp, Châu Đốc (An Giang), Cần Thơ..., một số vùng khác có lượng mưa rất thấp, chỉ tương đương 8-32% lượng mưa trung bình hằng năm.
Cụ thể, tại  Đông Hà (Quảng Trị) chỉ có 20mm, tương đương 11%, Nha Trang là 41 mm, tương đương 32%, Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) là 17mm (13%), Bảo Lộc (Lâm Đồng) là 54mm (29%), các tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng chỉ có 15mm (17%), Mỹ Tho (Tiền Giang) chỉ có lượng mưa 5mm, tương đương 8% so với cùng kỳ những năm trước.
Chính điều này đã khiến các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ có 58.300 héc ta bị hạn nặng. Các tỉnh bị hạn lớn nhất là Đăk Lăk với gần 41.300 héc-ta, trong đó có gần 32.500 héc-ta cà phê, tiếp đến là Gia Lai với 8.255 héc-ta, Bình Phước là 7.800 héc-ta, Đăk Nông là gần 1.100 héc-ta.
Nhiều hộ nông dân nhìn cà phê chết khô do không đủ nước tưới (Ảnh)
Theo ước tính của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), do hạn hán kéo dài, các tỉnh Tây Nguyên thiếu hụt nguồn nước tưới, một số địa phương có mưa nhưng lượng nước thấp hơn 10-30% so với trước, vì thế, sản lượng cà phê trong niên vụ tới ước tính giảm khoảng 20%. Hiện cả nước có khoảng 622.000 héc ta cà phê, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm khoảng 90% tổng diện tích. Năng suất trung bình vào khoảng 2,4 tấn/héc ta.
Theo Bộ NN&PTNT, diện tíchcây trồng bị thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên nếu trong những tuần tới vẫn không có mưa, nhiều khả năng các tỉnh Khành Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ thiếu nước cho vụ hè thu. Diện tích dự kiến không thể canh tác do thiếu nước lên đến 44.000 héc ta, chiếm 38% tổng diện tích đất nông nghiệp của các tỉnh này.

Ngoài ra, hạn hán kéo dài khiến các tỉnh ven biển phía Nam đối mặt với tình hình nước biển xâm nhập sâu vào đất liền. Cụ thể, tính từ cửa sống, xâm nhập mặn trên các sông Tiền, sông Hâu hiện đã lên đến là 40km. Còn trên hệ thống sông Vàm Cỏ, ranh mặn 4,0 g/l đã xâm nhập sâu vào gần 80km. Đây là sự xâm nhập mặn sâu hơn thời kỳ mùa khô năm 2012 khoảng 20km.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Hướng dẫn nông dân bảo quản lúa sau thu hoạch

Hiện nay thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên thị trường được đánh giá chưa cao nguyên nhân do chất lượng lúa còn thấp so với các loại gạo của Thái Lan, Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân chính là do trong quá trình thu hoạchbảo quản không đúng quy trình dẫn đến hạt lúa thường bị một số hiện tượng như nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng... khi bị những hiện tượng trên, chất lượng của thóc bị giảm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm giảm.
Để khắc phục tình trạng trên đồng thời giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, bà con cần áp dụng kỹ thuật cơ bản sau.
1.                  Thu hoạch lúa


Độ ẩm của hạt lúa khi mới thu hoạch thường dao động từ 20-27%; độ ẩm cao rất dễ gây ẩm mốc, giảm chất lượng hạt lúa. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó mới tiếp tục xử lý. Quá trình sấy phải để độ ẩm thoát ra từ từ nhằm đạt được độ ẩm mong muốn, đồng thời đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ trong hạt lúa so với bên ngoài là nhỏ nhất.
Độ ẩm an toàn của hạt lúa phụ thuộc vào tình trạng, đặc điểm khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13-14% có thể bảo quản được từ 2-3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12-12,5%.
2.                  Làm sạch hạt lúa sau thu hoạch


Sau khi đập, tuốt thường lẫn rất nhiều tập chất như sỏi đá, lá tươi, rơm rạ…Vì vậy cần phải loại bỏ các tập chất này trước khi đưa vào bảo quản lúa.
3.                  Phân loại lúa
Loại bỏ các hạt xanh, lép, bị vỡ, tróc vỏ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt, làm trục... cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời...). Chỉ nên đưa vào bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.
4.                  Phương pháp làm khô
- Phương pháp phơi nhanh:


Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt đô trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60-70 độ C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 50 độ C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8-9 giờ sáng cho đến 4-5 giờ chiều trong 2-3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống, mỗi luống cao khoảng 10-15cm, rộng 40-50cm và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.
- Phương pháp phơi lâu:


Phương pháp này đòi hỏi tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút, các luống được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát, càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5-6 giờ/ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ 4 độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.

Ngoài ra lúa còn được làm khô bằng phương pháp nhân tạo như: sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ... Những phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.
5.      Bảo quản

Sau khi được phơi khô, làm sạch sạch và phân loại thì hạt lúa có thể được đem chế biến để sử dụng ngay hoặc đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo lúa không bị ẩm ướt trở lại, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện bị côn trùng, chuột tấn công.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com
website: vinhthaigroup.com 

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Máy nông nghiệp nội địa chưa có chỗ đứng trên thị trường

Nhờ chính sách cơ giới hóa nông nghiệp của chính phủ mà các loại máy móc nông nghiệp đã được đưa vào sử dụng rộng khắp ở hầu hết các địa phương. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả kinh tế mang lại từ nông nghiệp và ngành sản xuất cơ khí trong nước. Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật chưa phát triển nên các loại máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt vẫn chưa được bà con tin dùng và đang chịu sự canh tranh gay gắt từ phía các loại máy nông nghiệp nhập ngoại.
Theo báo cáo, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 4.950 chiếc máy kéo phục vụ khâu làm đất, 900 chiếc công cụ gieo rải hàng và 3 máy cấy lúa, 7.081 máy gặt lúa có động cơ và máy gặt đập liên hợp (GĐLH); 3.832 chiếc máy xay xát gạo. Máy móc nông nghiệp đã được đưa vào áp dụng trong hầu hầu hết các khâu sản xuất nông nghiệp từ làm đất cho đến thu hoạch và sau thu hoạch mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân.


Tuy nhiên, theo khảo sát của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh, các loại máy nông nghiệp của Việt Nam hiện đang sản xuất còn khá yếu về công nghệ, chủ yếu là các loại máy bán cơ giới hoặc chất lượng không cao, độ bền thấp vì vậy không được bà con ưu thích và lựa chọn. Riêng các loại máy công suất lớn như máy cày, máy GĐLH, tỷ lệ sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm chưa đến 20%.
Xét về cả chất lượng và mẫu mã sản phẩm, các loại máy móc nông nghiệp trong nước hiện vẫn chưa thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại. Cụ thể, theo đánh giá của nông dân, máy nông nghiệp do Việt Nam sản xuất có đặc điểm chung là đơn điệu về chủng loại sản phẩm; mẫu mã và tính năng chưa theo kịp nhu cầu canh tác của nông dân. Cùng với đó, các phụ tùng đi kèm có độ bền không cao, khó thay thế, sửa chữa do khan hiếm hàng.


Ông Trịnh Văn Lực, Chủ nhiệm HTX thôn Tuyên Bá, xã Quảng Phú (Lương Tài)-một trong những địa phương có số máy GĐLH nhiều nhất huyện cho biết: “Chúng tôi chấp nhận chi phí cao để hạn chế rủi ro trong khi làm dịch vụ, vì vào đợt cao điểm, chỉ một lần hỏng hóc có thể ảnh hưởng đến cả thời vụ thu hoạch. Nhiều hộ dân trong HTX đã mạnh dạn đầu tư máy GĐLH Kubota của Nhật Bản với ưu điểm là tỷ lệ thất thoát thấp, di chuyển nhanh trong điều kiện ruộng sình lầy, phù hợp với đồng đất địa phương”.
Những năm gần đây, Chính phủ ban hành chính sách vay hỗ trợ lãi suất để mua thiết bị, máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất đã bỏ quy định chỉ được mua sản phẩm nội địa (có hơn 60% giá trị được sản xuất trong nước), được xem là cơ hội tốt cho nông dân đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên việc mở rộng chính sách cho vay sẽ khiến máy nông nghiệp Việt khó cạnh tranh hơn với hàng nhập ngoại.

Để phát triển hơn nữa thương hiệu máy nông nghiệp Việt, các doanh nghiệp trong nước cần không ngừng đầu tư nghiên cứu công nghệ, cải tiến máy móc, thiết bị cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nông dân. Đồng thời cũng cần đa dạng phương thức tiếp cận khách hàng để các sản phẩm máy móc nông nghiệp nội địa được nâng cao giá trị phục vụ, giúp ích cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.


DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Nông dân Việt mê trồng lúa Nhật

Những năm gần đây tình trạng lúa rớt giá quá thấp khiến bà con nông dân vô cùng lo lắng. Trong khi hàng chục ngàn nông dân ở ĐBSCL đang sốt ruột với tình trạng giá lúa tăng giảm thất thường thì hơn 4.000 nông dân ở An Giang tham gia mô hình “Liên kết sản xuất lúa Nhật” lại được mùa, được giá.
Sản xuất lúa Nhật” là mô hình mới do Công ty TNHH Angimex - Kitoku (liên doanh giữa Công ty TNHH Angimex thuộc Công ty CP XNK An Giang với Công ty Kitoku Nhật Bản) triển khai. Trong mô hình này nông dân Việt được phổ biến cách chăm sóc và canh tác bốn giống lúa: Hana, Kinu, Akita và KZ4 được mang từ Nhật sang. Theo nhận định của các chuyên gia, lúa Nhật có nhiều đặc tính sinh trưởng rất thích hợp để canh tác trên vùng đất nhiễm phèn ở khu vực ĐBSCL.

Cánh đồng mẫu trồng lúa Nhật liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp (Ảnh)

Là một trong những nông dân đầu tiên tham gia mô hình này, ông Sáu Đức (Nguyễn Lợi Đức; ngụ xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn) chia sẻ: “Nhờ có hợp đồng liên kết với công ty nên nông dân rất yên tâm sản xuất, không còn lo cảnh được mùa rớt giá. Lúc đầu, tôi chỉ tham gia trồng thử nghiệm khoảng 10 ha, sau đó mở rộng thêm khoảng 30 ha. Hiện tôi còn cung cấp giống lúa cũng như hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con”.
Để bà con yên tâm sản xuất lúa theo đúng kĩ thuật, công ty TNHH Angimex - Kitoku ký hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân với giá 5.800 đồng/kg. Mặc dù có lúc giá lúa rớt còn 4.000 đồng/kg nhưng công ty vẫn mua theo đúng hợp đồng đã ký. Ngược lại, cũng có trường hợp thương lái đến tận nơi hỏi mua với giá 6.000 đồng/kg nhưng nông dân nhất quyết không bán vì muốn giữ chữ tín với đối tác.
Canh tác theo mô hình giống lúa Nhật Bản nông dân được đào tạo và áp dụng nhiều phương pháp canh tác mới, đảm sản xuất đúng quy trình từ khâu chọn giống, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch. Đặc biệt là khâu thu hoạch được cơ giới hóa hòan toàn bằng máy gặt đập liên hợp nhằm đồng bộ hóa và đảm bảo giảm thiểu thất thoát.

Lợi nhuận hấp dẫn cho nông dân Việt

Nông dân phấn khởi khi lúa được mùa và được giá khi liên kết với Doanh nghiệp (Ảnh)

Những hộ dân canh tác theo mô hình lúa Nhật cho biết, làm lúa kiểu Nhật có lợi nhuận trung bình gần gấp đôi lúa thường. Giá bán lúa Nhật giao động khoảng 8.200 đồng/kg (lúa khô), ngoài ra nếu nông dân làm đạt yêu cầu công ty còn thưởng thêm  400 đồng/kg. Nếu canh tác theo đúng quy trình trên mỗi hecta nông dân có thể thu được trên 10 tấn lúa, lợi nhuận khoảng 65 triệu đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Angimex - Kitoku đã phát triển vùng nguyên liệu lên 3.000 ha (trong 3 vụ) với tổng sản lượng thực mua của nông dân theo hợp đồng là trên 30.000 tấn lúa hàng hóa để xuất khẩu và 2.000 tấn lúa giống. Tuy nhiên các cấp địa phương cũng khuyến cáo nông dân không nên trồng đại trà vì hiện nay thị trường tiêu thụ giống lúa Nhật vẫn còn khá nhỏ. Cứ theo lợi nhuận trước mắt để tiến hành trồng đại trà như hiện tượng trồng cao su hay cà phê có thể khiến giá lúa rớt thảm, mang lại nhiều thiệt hại cho nông dân.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Khó khăn cho các doanh nghiệp chế tạo máy nông nghiệp trong nước

Nông nghiệp Việt Nam hiện nay được đánh giá là thua kém so với các nước trên thế giới vì chủ yếu vẫn dựa vào lao động truyền thống. Là nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ nông nghiệp trong nước vẫn không cao. Nguyên nhân chính là do phương pháp canh tác và kỹ thuật ứng dụng trong nông nghiệp của Việt Nam còn khá lạc hậu.
Lúa là cây nông nghiệp chủ đạo của nước ta hiện nay. Đặc điểm của cây luá chín sau khi gặt 24 giờ sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển hóa bất lợi nếu không được làm khô ở 150C. Hiện nay, người ta tính tổn thất do không làm chủ khâu gặt đến khi ra gạo khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Chính vì vậy việc tập trung đầu tư vào các loại máy móc nông nghiệp phục vụ cho thu hoạch là rất cần thiết. Hiện nay mọi sự chú ý tập trung vào chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH), phổ biến là máy gặt xếp dãy và các loại máy sấy nông sản.

Sau khi chính sách cơ giới hóa được đưa vào áp dụng trong nông nghiệp, đến nay tỷ lệ máy móc nông nghiệp được đưa vào sử dụng trong cra nước đã tăng đáng kể. Riêng vùng ĐBSCL hiện nay có khoảng 3.000 máy GĐLH. Phổ biến là máy nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc và một số máynông nghiệp do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Nhu cầu máy GĐLH nói riêng và các loại máy móc nông nghiệp nói chung đang rất lớn, tuy nhiên bà con nông dân trước giờ luôn sử dụng các loại máy nhập ngoại của các hãng Yanmar, Kohler, Kubota, Yamaha, John Deer…nên hàng nội địa không được ưa chuộng. Thêm vào đó, những năm gần đây hãng máy nông nghiệp Kubota của Nhật Bản mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam khiến các sản phẩm nội địa hầu như không đủ sức cạnh tranh. Tuy giá bán của một chiếc máy GĐLH nhập ngoại từ Nhật Bản có giá đến 25.200USD nhưng bà con vẫn ưa chuộng do máy có chất lượng và độ bền cao.

Hiện nay tuy nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp chế tạo máy trong nước đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại máymóc nông nghiệp, nhưng cho đến nay các doanh nghiệp Việt vẫn dậm chân tại chỗ do tình trạng thiếu vốn và kinh phí đầu tư nghiên cứu. Nhiều nhà sản xuất trong nước đã bắt đầu chế tạo được các loại máynông nghiệp đơn giản như máy cấy lúa. Nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư mua phụ tùng nhập ngoại về lắp ráp để giảm giá thành sản phẩm, tuy nhiên các loại máynông nghiệp nhất là máy GĐLH rất phức tạp yêu cầu phải có đội ngũ thợ có tay nghề và kinh nghiệm.

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước lân cận như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan khi tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, họ bắt đầu từ việc sản xuất những phụ tùng đúng tiêu chuẩn, có thể lắp lẫn máy này với máy khác nếu cùng một dòng sản phẩm. Thái Lan chấp nhận “máy nội, ruột ngoại”, nhưng có lộ trình tăng dần tỷ lệ nội địa hóa lên và hiện nay nước này đã sản xuất máy để xuất khẩu. Tuy nhiên để ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam đạt được thành quả như các nước khác đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ cụ thể từ chính phủ và các cấp ban ngành.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com