Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Làm gì để nông dân Việt hết nghèo?

Ngành lúa gạo cần tái cơ cấu hay tái cấu trúc? Cần làm gì để nông dân Việt hết nghèo? Đó là câu hỏi của GS-TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặt ra tại hội thảo “Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo Việt Nam” diễn ra vào ngày 28-1 ở TPHCM do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức.
Theo GS-TS Nguyễn Văn Bộ, tái cơ cấu chỉ là vấn đề tổ chức, sắp xếp lạisản xuất, trong khi tái cấu trúc liên quan đến vấn đề thể chế, hệ thống ngành hàng… Vấn đề của ngành hàng lúa gạo hiện nay không dừng lại ở việc sản xuất; lúa gạo không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật hay kinh tế mà là ngành hàng kinh tế - xã hội, liên quan đến số đông nông dân. Vấn đề hiện nay vượt ngoài tầm của Bộ NN-PTNT, khi xuất khẩu, xúc tiến thương mại là nhiệm vụ của Bộ Công thương, cần xác định vai trò của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn nên đứng trên quan điểm thu nhập khi sản xuất lúa. Theo đó, thu nhập tính trên diện tích sản xuất và thu nhập hộ nông dân trồng lúa. 30 năm đổi mới, sản lượng lúa tăng xấp xỉ 1 triệu tấn/năm, vậy thu nhập của người nông dân có tăng tương xứng? Lâu nay mọi người quen nhìn vào thành tựu sản xuất mà ít quan tâm đến đời sống người làm ra hạt lúa.


Ông Trần Văn Làm, Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, chính sách đổi mới đã giúp nông dânlàm cuộc cách mạng về năng suất và sản lượng lúa gạo, nhưng cần trả lời câu hỏi tại sao năng suất, sản lượng tăng mà ít có hộ nông dân để “sổ đỏ” ở nhà? Đề án tái cơ cấu cần tìm ra động lực mới để có thể làm cuộc “cách mạng đầu vào và đầu ra” lúa gạo, cũng như không để người dân trong nước ăn gạo giá cao mà gạo xuất khẩu lại bán giá thấp.
Theo TS Hồ Quang Cua, nguyên Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng, doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ trình độ, bản lĩnh, cũng như khách hàng chưa đủ tin tưởng để có thể xây dựng thương hiệu hạt gạo bán 900 USD/tấn như Thái Lan do đặc thù giống gạo thơm của Thái Lan dài ngày, trồng 1 vụ/năm, lúa gạo Việt Nam là loại ngắn ngày, 3 vụ/năm, nông dân tự giữ giống, doanh nghiệp tự pha trộn nhiều giống gạo để xuất. Nhà nước vào cuộc để có chính sách làm sao bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hạt giống để nhà khoa học có động lực nghiên cứu, lai tạo.

TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, chuyên gia cao cấp FAO (Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc) cho rằng, không chạy theo số lượng hay xuất khẩu bao nhiêu gạo mà là bảo đảm an ninhlương thực trước biến đổi khí hậu, thiên tai, tình huống xấu; cần tập trung nâng cao chất lượng, lấy nông dân làm trung tâm.

--tintucnongnghiep--

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI

Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com


Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Trồng lúa theo mô hình công nghệ cao tại tỉnh An Giang

Nhằm đẩy mạnh và cải thiện canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, những năm gần đây nhiều địa phương đã thực hiện dự án trồng lúa theo hướng công nghệ cao. Là xã đi đầu, Vọng Khuê được chọn là nơi triển khai thử nghiệm dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao”  đầu tiên tại tỉnh An Giang. Đơn vị chủ trì dự án là Sở khoa học công nghệ tỉnh An Giang và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (DT ARC) thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang (AGPPS).

Bà con được đào tạo kỹ thuật canh tác mới (ảnh)

Dự án bắt đầu từ tháng 3/2014. Kết quả sau 7 tháng triển khai thực hiện đạt 81,2 ha trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao với 25 nông dân tham gia. Nông dân đã được mời tham dự 6 lớp tập huấn về 1 phải 5 giảm với 300 người, 2 lớp tập huấn về  hợp tác hóa với 80 người tham gia. Các tiến bộ kỹ thuật mà nông dân áp dụng trực tiếp trên mô hình là: Sử dụng hạt giống lúa cấp xác nhận, giảm lượng phân đạm bón vào, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật suốt vụ, áp dụng các loại máy móc nông nghiệp từ khâu làm đất đến sau thu hoạch.

Mô hình dự án trồng lúa công nghệ cao không chỉ áp dụng tiến bộ vào khâu sử dụng hạt giống, phân bón mà còn áp dụng công nghệ sinh thái, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái. Thêm nữa, nông dân còn được tham quan, tìm hiểu nhiều tiến bộ kỹ thuật đó trong có việc tận dụng rơm rạ bằng nhiều cách.
Mô hình công nghệ sinh thái trong trồng lúa (ảnh)

Ngoài ra mô hình còn áp dụng cơ giới hóa 100% trong khâu gieo cấy, thu hoạch và sau thu hoạch. Ngay từ khâu xuống giống, lúa đã được cấy bằng máy cấy lúa, khi lúa chín được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và xử lí bằng các máy sấy để đảm bảo hạn chế thấp nhất tỷ lện hao hụt hạt lúa.

Về hiệu quả kỹ thuật: Vụ hè thu 2014 có 100% nông dân trong mô hình sử dụng giống cấp xác nhận, lượng hạt giống gieo sạ cũng giảm 34,7% (143 kg / ha so  với 219 kg / ha). Nông dân áp dụng mô hình giảm được 12,7 % lượng phân đạm sử dụng so với ngoài mô hình (124 so với 142 kg N/ha ). Lượng đạm giảm, lúa cứng cây hơn, ít sâu bệnh tấn công, góp phần gia tăng năng suất lúa.


Về hiệu quả kinh tế: Năng suất lúa trong mô hình gia tăng 6,3%  (5,38 T/ha so với 5,06 T/ha). Giá thành trong mô hình giảm 6,6% (3.305 đồng/kg so với 3.540 đồng/kg). Chi phí sản xuất tương đương nhau, nhưng tổng thu ứng dụng công nghệ cao trong mô hình thì cao hơn ngoài mô hình (tương ứng là 31,54 triệu đồng/ha và 29,03 triệu đồng/ha, gia tăng 8,6%). Kết quả lợi nhuận cũng gia tăng 23,7% (trong mô hình là 13,76 triệu đồng/ha so với 11,12 triệu đồng/ha ngoài mô hình).

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp máy GĐLH, máy móc nông nhiệp
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375.       Hotline :  0903.930.856

VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070   

VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Cho vay vốn mua máy nông nghiệp chưa thật sự hiệu quả

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp trong nước, chính phủ đã thực hiện chủ trương cơ giới hóa trong nông nghiệp. Theo đó, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho nông dân vay vốn mua sắm máy móc nông nghiệp hỗ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Tuy nhiên sau 1 năm triển khai, số lượng nông dân cả nước được tiếp cận và vay được vốn theo chính sách này vẫn còn rất khiêm tốn.

Điều kiện vay được nới lỏng


Ông Nguyễn Văn Hàn, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Phú Yên, cho biết: Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (có hiệu lực từ đầu năm 2014) thay thế cho các quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thủy sản. Theo đó, những nội dung điều chỉnh của Quyết định 68 có nhiều điểm mới có lợi cho nông dân; trong đó có việc nới lỏng điều kiện vay vốn để mua công cụ, máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, tâm lý người dân thường ưa chuộng các loại máy móc nông nghiệp ngoại nhập vì có độ bền và hiệu quả sản xuất cao hơn; nhưng những loại máy này lại không đáp ứng được điều kiện về tỉ lệ nội địa hóa nên nông dân không được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn mà phải vay theo lãi suất thương mại. Nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các chính sách ưu đãi, trong Quyết định 68 và các thông tư hướng dẫn liên quan, Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân có quyền mua tất cả máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp từ máy cày, máy làm đất, máy cấy lúa, máy gặt đậpliên hợp... do bất kỳ nước nào sản xuất nhưng phải đảm bảo là máy mới, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố.

Đảm bảo hiệu quả mới cho vay vốn


Theo đại diện các ngân hàng thương mại ở Phú Yên, mặc dù Quyết định 68 có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng đến giữa năm này, tuy nhiên, số lượng cũng rất hạn chế. Nguyên nhân là do việc đầu tư máy mócnông nghiệp phục vụ sản xuất tùy thuộc vào thời vụ, thêm vào đó việc đầu tư máy móc hiện đại, ngoại nhập với chất lượng cao đòi hỏi một số tiền khá lớn, vượt quá khả năng tài chính nên nông dân còn chần chừ.

Để giải quyết khó khăn trong khâu vay vốn, theo ông Nguyễn Văn Hàn, nếu nông dân liên kết với các nhà máy sản xuất, chế biến để các nhà máy này đứng ra bảo lãnh thì ngân hàng sẽ mạnh dạn cho vay vốn. Bên cạnh đó ngân hàng cũng khuyến khích nông dân khi lập dự án vay vốn cần kèm theo hợp đồng dịch vụ thu hoạch hoặc mở rộng phạm vi hoạt động không chỉ trên địa bàn huyện mà còn ở các địa phương hoặc tỉnh khác. Nông dân phải có phương án kéo dài thời gian sử dụng máy chứ không chỉ bó hẹp trong mùa vụ làm đất hay thu hoạch tại địa phương thì mới đảm bảo hiệu quả đầu tư.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH

Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com
VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070 
VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Sốt dịch vụ cho thuê máy gặt đập liên hợp

Những năm gần đây mỗi vụ thu hoạch lúa bà con nông dân nhiều địa phương đã giảm bớt nặng nhọc khi có sự giúp đỡ của máy gặt đập liên hợp. Máy gặtđập liên hợp (GĐLH) giúp bà con giảm bớt nhân công lao động và tranh thủ thời gian vụ mùa tiếp theo. Nhu cầu máy GĐLH rất lớn nhưng bà con không đủ nguồn vốn đầu tư, vì vậy dịch vụ thuê máy GĐLH đang được nhiều bà con nông dân lựa chọn.

Khoảng 3 năm trở lại đây, máy GĐLH được bà con nông dân lựa chọn thay cho sử dụng lao động truyền thống trong thu hoạch lúa. Các hộ gia đình ở Tuyên Bá-Bắc Ninh đã bắt đầu mua nhiều máy GĐLH phục vụ việc thu hoạch lúa. Tuy nhiên không phải hộ dân nào cũng có vốn lớn để đầu tư mua máy nông nghiệp, vì vậy nhiều hộ có điều kiện đã đầu mua máy và cho bà con thuê lại. Hiện tại, giá thuê máy gặt lúa là 120.000 đồng/sào, máyGĐLH có nhiều ưu điểm hơn so với gặt tay thông thường nên được bà con ưu tiên lựa chọn so với gặt bằng tay.
Cùng với việc hoàn thành dồn điền đổi thửa, chân ruộng ổn định, nhu cầu sử dụng máy GĐLH của người dân Tuyên Bá và các vùng lân cận đã ngày càng tăng. Những ngày mùa, câu chuyện về việc thuê máy GĐLH luôn được người nông dân quan tâm nhất. Anh Trịnh Văn Chiến, chủ một chiếc máy gặt chia sẻ câu chuyện dở khóc dở cười: “Năm vừa rồi tôi đầu tư mua một chiếc máy GĐLH của Nhật, với nhiều ưu điểm như đường cắt nhanh, gọn nên nhà nào cũng muốn thuê. Những khi mang máy ra đồng, người này người kia tranh giành nhau để gặt trước, tôi khó xử không biết lựa chọn thế nào”. Người làng còn như vậy, những người dân của các vùng lân cận muốn thuê máy gặt phải đăng ký trước với chủ máy. Để đáp ứng nhu cầu, các máy GĐLH ở đây đều phải hoạt động với cường độ cao, thường là bắt đầu từ sáng sớm đến khoảng 21h. Những bữa cơm ngay trên cánh đồng của các chủ máy gặt và các hộ thu hoạch lúa đã tạo ra một không khí rộn ràng của ngày mùa ở Tuyên Bá.

Toàn huyện có trên 10 chiếc máy GĐLH, số lượng này chỉ đáp ứng được chưa đến 5% so với nhu cầu thực tế. Vì thế, việc mua máy gặt lúa và sử dụng máy với hiệu suất tối đa vẫn còn là một bài toán khó giải. Một chiếc máy của Trung Quốc hiện nay có giá 200-300 triệu, nhưng thời gian sử dụng ngắn, năng suất gặt chưa cao và lộ nhiều khuyết điểm. Trong khi đó, để mua được một chiếc máy Nhật người dân phải bỏ ra gần 600 triệu đồng. Điều mà những chủ máy lo lắng là đầu tư vốn lớn nhưng thời vụ gặt chỉ kéo dài khoảng 15 ngày và còn nhiều khó khăn để tiếp cận ruộng lúa. Nếu chịu khó đi xa, các chủ máy tích có thể sang các huyện hay tỉnh khác để mở rộng và tăng thêm diện tích lúa gặt.
Một điều nữa gây khó khăn cho máy GĐLH hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác là tuy đã tiền hành dồn điền, đổi thửa nhưng diện tích lúa vẫn chưa bảo đảm cho máy GĐLH phát huy hiệu quả. Hơn nữa các hộ nông dân gieo cấy không đồng nhất vì vậy lúa chín không đều, gây khó khăn cho việc sử dụng máy gặt đậpliên hợp.


Hiện nay, phần lớn chủ máy GĐLH tại các địa phưng đều sư dụng nguồn vốn tự vay mượn để mua máy, các chủ hộ tuy được hỗ trợ vay vốn theo chính sách tuy nhiên, theo đánh giá của người nông dân, chất lượng các loại máy GĐLH nội địa được hỗ trợ vay vốn thường không thực sự tốt. Vì vậy, người dân rất mong muốn có sự hỗ trợ phù hợp theo nhu cầu sử dụng máyGĐLH ở từng địa phương.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI


Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com
VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070 
VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Định hướng phát triển ngành sản xuất máy nông nghiệp Việt Nam

Nhằm đưa nền nông nghiệp trong nước phát triển, tăng hiệu quả kinh tế giảm thiểu lao động nặng nhọc, nhà nước đã đưa vào thực hiện chủ trương cơ giới hóa trong nông nghiệp. Nhờ công tác triển khai và hỗ trợ mà các loại máy móc nông nghiệp đã được đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế và mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất chế tạo máy nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên để ngành sản xuất máy móc nông nghiệp phát triển mạnh cần có những định hướng và chính sách hỗ trợ cụ thế từ nhà nước.
Những năm gần đây thị trường máynông nghiệp rất sôi động, tuy nhiên đa số vẫn là các sản phẩm máy nông nghiệp nhập khẩu, các loại máy nông nghiệp trong nước sản xuất vẫn còn ít với chất lượng chưa cao. Máy móc nôngnghiệp do Việt Nam sản xuất chủ yếu là các loại máy có động cơ nhỏ, động cơ diesel, máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy gặt lúa xếp dãy, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy phun thuốc sâu, máy xay xát lúa gạo...


Hiện nay, thị trường máy nôngnghiệp có thể phân làm 3 mảng chính: Sản phẩm nội địa, sản phẩm Trung Quốc, sản phẩm là các loại máy cũ nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc... Sản phẩm nội địa chủ yếu do các đơn vị của Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) sản xuất và lắp ráp có tính chất công nghiệp, có kiểm định. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp trong nước lắp ráp máy nông nghiệp, động cơ Trung Quốc dưới dạng CKD.
Nhằm đẩy mạnh và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp trong nước, Nhà nước đã có những chính sách đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước vẫn gặp phải không ít khó khăn, thách thức vì chính sách hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp trong nước sản xuất vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó các sản phẩm máy nông nhiệp, máy GĐLH của Việt năm còn gặp khó khăn do các biến động về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, giá cả các yếu tố đầu vào và sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại.


Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu chỉ chuyên ngành sản xuất, chế tạo các thiết bị chế biến cà phê và lúa, cung cấp hơn 80% khối lượng cho nhu cầu thị trường nội địa. Những năm gần đây sản phẩm máy nông nghiệp trong nước cũng thu được nhiều lợi nhuận khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước Châu Mỹ, Châu Phi...
Để phát triển các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị chế biến thu hoạch nông sản, cần thực hiện theo định hướng chung sau:
-                      Đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo, cải tiến mẫu mã, tính năng sản phẩm.
-                      Tăng cường sản xuấtphụ tùng để cung cấp cho các loại máy trong nước sản xuất và các loại máy nhập khẩu.
-                      Chủ động về công nghệ sản xuất, thiết kế sản phẩm để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
-                      Khuyến khích các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ sản xuất các trang thiết bị chế biến lẻ, chế biến sơ nhằm đảm bảo nhu cầu chế biến nông sản tại chỗ và ngành nghề nông thôn, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

-                      Từng bước xây dựng các cơ sở chế tạo chuyên sâu để tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các loại máy móc nông nghiệp

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI

Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. 
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070 Hotline: 0909.527.607



VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795





Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đầu tư mua máy gặt đập liên hợp để gặt lúa thuê

Những năm gần đây nhu cầu sử dụng máygặt đập liên hợp (GĐLH) trong khâu thu hoạch lúa tại nhiều địa phương tăng cao. Tuy nhiên vì giá cả các loại máy nông nghiệp tương đối cao, do đó bà con nông dân khó có thể đầu tư mua sắm máy móc riêng cho mình. Nắm bắt được nhu cầu của bà con, nhiều doanh nghiệp và hộ dân có điều kiện đã đầu tư mua sắm máy GĐLH cho thuê để phục vụ thu hoạchlúa cho nông dân.
Ở Hậu Giang có một hộ nông dân đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua 2 máy GĐLH Kubota của Nhật để gặt lúa thuê, mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng. Ông Buôl cho biết, gia đình ông hiện có có hơn 7 ha đất trồng lúa, mỗi năm đến vụ thu hoạch ông phải rất khó khăn để thuê được nhân công cắt, suốt lúa, vừa mất thời gian, vừa tốn nhiều chi phí.

Biết đến máy GĐLH qua một hội thảo của Hội nông dân Huyện Hậu Giang năm 2009, ông quyết định đầu tư mua 1 máy GĐLH và phương tiện vận chuyển vừa thu hoạch lúa ở nhà, vừa gặt thuê cho những hộ xung quanh. Năm đầu tiên, số tiền thu về từ việc gặt lúa thuê cho những hộ dân xung quanh, thu lãi trên 200 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2010 ông quyết định mua thêm 1 máy gặt lúa nữa, đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động sang các khu vực huyện lân cận. Đến cuối năm, gia đình ông thu lãi trên 500 triệu đồng nhờ nghề gặt lúa thuê bằng 2 máy GĐLH.


Từ khi áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhờ tiết kiệm chi phí thuê nhân công, hạn chế thất thoát, tranh thủ thời vụ mà còn mang lại nguồn thu lớn nhờ việc gặt lúa thuê. Thu hoạch bằng máy, chủ máy sẽ làm toàn bộ phần gặt, suốt lúa và vận chuyển lúa ra bờ kênh, người thuê máy chỉ việc mang lúa về nhà. Ngoài ra, khi thuê máy GĐLH, máy có thể hoạt động tốt với lúa ngã, lúa ướt mà vẫn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với thuê mướn nhân công.

Nhờ những hộ dân và doanh nghiệp dám mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, mua sắm máy GĐHL và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khâu thu hoạch mà tại nhiều địa phương nông dân đã giảm bớt được gánh nặng do thiếu nhân công vào thời điểm thu hoạch.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375.       Hotline :  0903.930.856
VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070      Hotline:  0909.527.607 

VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795