Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Định hướng phát triển ngành sản xuất máy nông nghiệp Việt Nam

Nhằm đưa nền nông nghiệp trong nước phát triển, tăng hiệu quả kinh tế giảm thiểu lao động nặng nhọc, nhà nước đã đưa vào thực hiện chủ trương cơ giới hóa trong nông nghiệp. Nhờ công tác triển khai và hỗ trợ mà các loại máy móc nông nghiệp đã được đưa vào sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế và mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất chế tạo máy nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên để ngành sản xuất máy móc nông nghiệp phát triển mạnh cần có những định hướng và chính sách hỗ trợ cụ thế từ nhà nước.
Những năm gần đây thị trường máynông nghiệp rất sôi động, tuy nhiên đa số vẫn là các sản phẩm máy nông nghiệp nhập khẩu, các loại máy nông nghiệp trong nước sản xuất vẫn còn ít với chất lượng chưa cao. Máy móc nôngnghiệp do Việt Nam sản xuất chủ yếu là các loại máy có động cơ nhỏ, động cơ diesel, máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy gặt lúa xếp dãy, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy phun thuốc sâu, máy xay xát lúa gạo...


Hiện nay, thị trường máy nôngnghiệp có thể phân làm 3 mảng chính: Sản phẩm nội địa, sản phẩm Trung Quốc, sản phẩm là các loại máy cũ nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc... Sản phẩm nội địa chủ yếu do các đơn vị của Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) sản xuất và lắp ráp có tính chất công nghiệp, có kiểm định. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp trong nước lắp ráp máy nông nghiệp, động cơ Trung Quốc dưới dạng CKD.
Nhằm đẩy mạnh và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp trong nước, Nhà nước đã có những chính sách đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước vẫn gặp phải không ít khó khăn, thách thức vì chính sách hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp trong nước sản xuất vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó các sản phẩm máy nông nhiệp, máy GĐLH của Việt năm còn gặp khó khăn do các biến động về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, giá cả các yếu tố đầu vào và sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại.


Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu chỉ chuyên ngành sản xuất, chế tạo các thiết bị chế biến cà phê và lúa, cung cấp hơn 80% khối lượng cho nhu cầu thị trường nội địa. Những năm gần đây sản phẩm máy nông nghiệp trong nước cũng thu được nhiều lợi nhuận khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước Châu Mỹ, Châu Phi...
Để phát triển các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị chế biến thu hoạch nông sản, cần thực hiện theo định hướng chung sau:
-                      Đầu tư hiện đại hóa thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo, cải tiến mẫu mã, tính năng sản phẩm.
-                      Tăng cường sản xuấtphụ tùng để cung cấp cho các loại máy trong nước sản xuất và các loại máy nhập khẩu.
-                      Chủ động về công nghệ sản xuất, thiết kế sản phẩm để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
-                      Khuyến khích các cơ sở sản xuất cơ khí vừa và nhỏ sản xuất các trang thiết bị chế biến lẻ, chế biến sơ nhằm đảm bảo nhu cầu chế biến nông sản tại chỗ và ngành nghề nông thôn, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

-                      Từng bước xây dựng các cơ sở chế tạo chuyên sâu để tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các loại máy móc nông nghiệp

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI

Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. 
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070 Hotline: 0909.527.607



VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét