Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Hướng dẫn nông dân bảo quản lúa sau thu hoạch

Hiện nay thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên thị trường được đánh giá chưa cao nguyên nhân do chất lượng lúa còn thấp so với các loại gạo của Thái Lan, Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân chính là do trong quá trình thu hoạchbảo quản không đúng quy trình dẫn đến hạt lúa thường bị một số hiện tượng như nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng... khi bị những hiện tượng trên, chất lượng của thóc bị giảm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm giảm.
Để khắc phục tình trạng trên đồng thời giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, bà con cần áp dụng kỹ thuật cơ bản sau.
1.                  Thu hoạch lúa


Độ ẩm của hạt lúa khi mới thu hoạch thường dao động từ 20-27%; độ ẩm cao rất dễ gây ẩm mốc, giảm chất lượng hạt lúa. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch, phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó mới tiếp tục xử lý. Quá trình sấy phải để độ ẩm thoát ra từ từ nhằm đạt được độ ẩm mong muốn, đồng thời đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ trong hạt lúa so với bên ngoài là nhỏ nhất.
Độ ẩm an toàn của hạt lúa phụ thuộc vào tình trạng, đặc điểm khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13-14% có thể bảo quản được từ 2-3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12-12,5%.
2.                  Làm sạch hạt lúa sau thu hoạch


Sau khi đập, tuốt thường lẫn rất nhiều tập chất như sỏi đá, lá tươi, rơm rạ…Vì vậy cần phải loại bỏ các tập chất này trước khi đưa vào bảo quản lúa.
3.                  Phân loại lúa
Loại bỏ các hạt xanh, lép, bị vỡ, tróc vỏ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt, làm trục... cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời...). Chỉ nên đưa vào bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.
4.                  Phương pháp làm khô
- Phương pháp phơi nhanh:


Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt đô trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60-70 độ C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 50 độ C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8-9 giờ sáng cho đến 4-5 giờ chiều trong 2-3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống, mỗi luống cao khoảng 10-15cm, rộng 40-50cm và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.
- Phương pháp phơi lâu:


Phương pháp này đòi hỏi tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút, các luống được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát, càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5-6 giờ/ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ 4 độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.

Ngoài ra lúa còn được làm khô bằng phương pháp nhân tạo như: sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ... Những phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.
5.      Bảo quản

Sau khi được phơi khô, làm sạch sạch và phân loại thì hạt lúa có thể được đem chế biến để sử dụng ngay hoặc đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo lúa không bị ẩm ướt trở lại, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện bị côn trùng, chuột tấn công.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com
website: vinhthaigroup.com 

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Máy nông nghiệp nội địa chưa có chỗ đứng trên thị trường

Nhờ chính sách cơ giới hóa nông nghiệp của chính phủ mà các loại máy móc nông nghiệp đã được đưa vào sử dụng rộng khắp ở hầu hết các địa phương. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả kinh tế mang lại từ nông nghiệp và ngành sản xuất cơ khí trong nước. Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật chưa phát triển nên các loại máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt vẫn chưa được bà con tin dùng và đang chịu sự canh tranh gay gắt từ phía các loại máy nông nghiệp nhập ngoại.
Theo báo cáo, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 4.950 chiếc máy kéo phục vụ khâu làm đất, 900 chiếc công cụ gieo rải hàng và 3 máy cấy lúa, 7.081 máy gặt lúa có động cơ và máy gặt đập liên hợp (GĐLH); 3.832 chiếc máy xay xát gạo. Máy móc nông nghiệp đã được đưa vào áp dụng trong hầu hầu hết các khâu sản xuất nông nghiệp từ làm đất cho đến thu hoạch và sau thu hoạch mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân.


Tuy nhiên, theo khảo sát của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh, các loại máy nông nghiệp của Việt Nam hiện đang sản xuất còn khá yếu về công nghệ, chủ yếu là các loại máy bán cơ giới hoặc chất lượng không cao, độ bền thấp vì vậy không được bà con ưu thích và lựa chọn. Riêng các loại máy công suất lớn như máy cày, máy GĐLH, tỷ lệ sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm chưa đến 20%.
Xét về cả chất lượng và mẫu mã sản phẩm, các loại máy móc nông nghiệp trong nước hiện vẫn chưa thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại. Cụ thể, theo đánh giá của nông dân, máy nông nghiệp do Việt Nam sản xuất có đặc điểm chung là đơn điệu về chủng loại sản phẩm; mẫu mã và tính năng chưa theo kịp nhu cầu canh tác của nông dân. Cùng với đó, các phụ tùng đi kèm có độ bền không cao, khó thay thế, sửa chữa do khan hiếm hàng.


Ông Trịnh Văn Lực, Chủ nhiệm HTX thôn Tuyên Bá, xã Quảng Phú (Lương Tài)-một trong những địa phương có số máy GĐLH nhiều nhất huyện cho biết: “Chúng tôi chấp nhận chi phí cao để hạn chế rủi ro trong khi làm dịch vụ, vì vào đợt cao điểm, chỉ một lần hỏng hóc có thể ảnh hưởng đến cả thời vụ thu hoạch. Nhiều hộ dân trong HTX đã mạnh dạn đầu tư máy GĐLH Kubota của Nhật Bản với ưu điểm là tỷ lệ thất thoát thấp, di chuyển nhanh trong điều kiện ruộng sình lầy, phù hợp với đồng đất địa phương”.
Những năm gần đây, Chính phủ ban hành chính sách vay hỗ trợ lãi suất để mua thiết bị, máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất đã bỏ quy định chỉ được mua sản phẩm nội địa (có hơn 60% giá trị được sản xuất trong nước), được xem là cơ hội tốt cho nông dân đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên việc mở rộng chính sách cho vay sẽ khiến máy nông nghiệp Việt khó cạnh tranh hơn với hàng nhập ngoại.

Để phát triển hơn nữa thương hiệu máy nông nghiệp Việt, các doanh nghiệp trong nước cần không ngừng đầu tư nghiên cứu công nghệ, cải tiến máy móc, thiết bị cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nông dân. Đồng thời cũng cần đa dạng phương thức tiếp cận khách hàng để các sản phẩm máy móc nông nghiệp nội địa được nâng cao giá trị phục vụ, giúp ích cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.


DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Nông dân Việt mê trồng lúa Nhật

Những năm gần đây tình trạng lúa rớt giá quá thấp khiến bà con nông dân vô cùng lo lắng. Trong khi hàng chục ngàn nông dân ở ĐBSCL đang sốt ruột với tình trạng giá lúa tăng giảm thất thường thì hơn 4.000 nông dân ở An Giang tham gia mô hình “Liên kết sản xuất lúa Nhật” lại được mùa, được giá.
Sản xuất lúa Nhật” là mô hình mới do Công ty TNHH Angimex - Kitoku (liên doanh giữa Công ty TNHH Angimex thuộc Công ty CP XNK An Giang với Công ty Kitoku Nhật Bản) triển khai. Trong mô hình này nông dân Việt được phổ biến cách chăm sóc và canh tác bốn giống lúa: Hana, Kinu, Akita và KZ4 được mang từ Nhật sang. Theo nhận định của các chuyên gia, lúa Nhật có nhiều đặc tính sinh trưởng rất thích hợp để canh tác trên vùng đất nhiễm phèn ở khu vực ĐBSCL.

Cánh đồng mẫu trồng lúa Nhật liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp (Ảnh)

Là một trong những nông dân đầu tiên tham gia mô hình này, ông Sáu Đức (Nguyễn Lợi Đức; ngụ xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn) chia sẻ: “Nhờ có hợp đồng liên kết với công ty nên nông dân rất yên tâm sản xuất, không còn lo cảnh được mùa rớt giá. Lúc đầu, tôi chỉ tham gia trồng thử nghiệm khoảng 10 ha, sau đó mở rộng thêm khoảng 30 ha. Hiện tôi còn cung cấp giống lúa cũng như hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con”.
Để bà con yên tâm sản xuất lúa theo đúng kĩ thuật, công ty TNHH Angimex - Kitoku ký hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân với giá 5.800 đồng/kg. Mặc dù có lúc giá lúa rớt còn 4.000 đồng/kg nhưng công ty vẫn mua theo đúng hợp đồng đã ký. Ngược lại, cũng có trường hợp thương lái đến tận nơi hỏi mua với giá 6.000 đồng/kg nhưng nông dân nhất quyết không bán vì muốn giữ chữ tín với đối tác.
Canh tác theo mô hình giống lúa Nhật Bản nông dân được đào tạo và áp dụng nhiều phương pháp canh tác mới, đảm sản xuất đúng quy trình từ khâu chọn giống, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch. Đặc biệt là khâu thu hoạch được cơ giới hóa hòan toàn bằng máy gặt đập liên hợp nhằm đồng bộ hóa và đảm bảo giảm thiểu thất thoát.

Lợi nhuận hấp dẫn cho nông dân Việt

Nông dân phấn khởi khi lúa được mùa và được giá khi liên kết với Doanh nghiệp (Ảnh)

Những hộ dân canh tác theo mô hình lúa Nhật cho biết, làm lúa kiểu Nhật có lợi nhuận trung bình gần gấp đôi lúa thường. Giá bán lúa Nhật giao động khoảng 8.200 đồng/kg (lúa khô), ngoài ra nếu nông dân làm đạt yêu cầu công ty còn thưởng thêm  400 đồng/kg. Nếu canh tác theo đúng quy trình trên mỗi hecta nông dân có thể thu được trên 10 tấn lúa, lợi nhuận khoảng 65 triệu đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Angimex - Kitoku đã phát triển vùng nguyên liệu lên 3.000 ha (trong 3 vụ) với tổng sản lượng thực mua của nông dân theo hợp đồng là trên 30.000 tấn lúa hàng hóa để xuất khẩu và 2.000 tấn lúa giống. Tuy nhiên các cấp địa phương cũng khuyến cáo nông dân không nên trồng đại trà vì hiện nay thị trường tiêu thụ giống lúa Nhật vẫn còn khá nhỏ. Cứ theo lợi nhuận trước mắt để tiến hành trồng đại trà như hiện tượng trồng cao su hay cà phê có thể khiến giá lúa rớt thảm, mang lại nhiều thiệt hại cho nông dân.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Khó khăn cho các doanh nghiệp chế tạo máy nông nghiệp trong nước

Nông nghiệp Việt Nam hiện nay được đánh giá là thua kém so với các nước trên thế giới vì chủ yếu vẫn dựa vào lao động truyền thống. Là nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ nông nghiệp trong nước vẫn không cao. Nguyên nhân chính là do phương pháp canh tác và kỹ thuật ứng dụng trong nông nghiệp của Việt Nam còn khá lạc hậu.
Lúa là cây nông nghiệp chủ đạo của nước ta hiện nay. Đặc điểm của cây luá chín sau khi gặt 24 giờ sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển hóa bất lợi nếu không được làm khô ở 150C. Hiện nay, người ta tính tổn thất do không làm chủ khâu gặt đến khi ra gạo khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Chính vì vậy việc tập trung đầu tư vào các loại máy móc nông nghiệp phục vụ cho thu hoạch là rất cần thiết. Hiện nay mọi sự chú ý tập trung vào chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH), phổ biến là máy gặt xếp dãy và các loại máy sấy nông sản.

Sau khi chính sách cơ giới hóa được đưa vào áp dụng trong nông nghiệp, đến nay tỷ lệ máy móc nông nghiệp được đưa vào sử dụng trong cra nước đã tăng đáng kể. Riêng vùng ĐBSCL hiện nay có khoảng 3.000 máy GĐLH. Phổ biến là máy nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc và một số máynông nghiệp do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Nhu cầu máy GĐLH nói riêng và các loại máy móc nông nghiệp nói chung đang rất lớn, tuy nhiên bà con nông dân trước giờ luôn sử dụng các loại máy nhập ngoại của các hãng Yanmar, Kohler, Kubota, Yamaha, John Deer…nên hàng nội địa không được ưa chuộng. Thêm vào đó, những năm gần đây hãng máy nông nghiệp Kubota của Nhật Bản mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam khiến các sản phẩm nội địa hầu như không đủ sức cạnh tranh. Tuy giá bán của một chiếc máy GĐLH nhập ngoại từ Nhật Bản có giá đến 25.200USD nhưng bà con vẫn ưa chuộng do máy có chất lượng và độ bền cao.

Hiện nay tuy nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp chế tạo máy trong nước đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại máymóc nông nghiệp, nhưng cho đến nay các doanh nghiệp Việt vẫn dậm chân tại chỗ do tình trạng thiếu vốn và kinh phí đầu tư nghiên cứu. Nhiều nhà sản xuất trong nước đã bắt đầu chế tạo được các loại máynông nghiệp đơn giản như máy cấy lúa. Nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư mua phụ tùng nhập ngoại về lắp ráp để giảm giá thành sản phẩm, tuy nhiên các loại máynông nghiệp nhất là máy GĐLH rất phức tạp yêu cầu phải có đội ngũ thợ có tay nghề và kinh nghiệm.

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước lân cận như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan khi tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, họ bắt đầu từ việc sản xuất những phụ tùng đúng tiêu chuẩn, có thể lắp lẫn máy này với máy khác nếu cùng một dòng sản phẩm. Thái Lan chấp nhận “máy nội, ruột ngoại”, nhưng có lộ trình tăng dần tỷ lệ nội địa hóa lên và hiện nay nước này đã sản xuất máy để xuất khẩu. Tuy nhiên để ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam đạt được thành quả như các nước khác đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ cụ thể từ chính phủ và các cấp ban ngành.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com