Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Khó khăn cho các doanh nghiệp chế tạo máy nông nghiệp trong nước

Nông nghiệp Việt Nam hiện nay được đánh giá là thua kém so với các nước trên thế giới vì chủ yếu vẫn dựa vào lao động truyền thống. Là nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ nông nghiệp trong nước vẫn không cao. Nguyên nhân chính là do phương pháp canh tác và kỹ thuật ứng dụng trong nông nghiệp của Việt Nam còn khá lạc hậu.
Lúa là cây nông nghiệp chủ đạo của nước ta hiện nay. Đặc điểm của cây luá chín sau khi gặt 24 giờ sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển hóa bất lợi nếu không được làm khô ở 150C. Hiện nay, người ta tính tổn thất do không làm chủ khâu gặt đến khi ra gạo khoảng 3.000 tỷ đồng/năm. Chính vì vậy việc tập trung đầu tư vào các loại máy móc nông nghiệp phục vụ cho thu hoạch là rất cần thiết. Hiện nay mọi sự chú ý tập trung vào chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH), phổ biến là máy gặt xếp dãy và các loại máy sấy nông sản.

Sau khi chính sách cơ giới hóa được đưa vào áp dụng trong nông nghiệp, đến nay tỷ lệ máy móc nông nghiệp được đưa vào sử dụng trong cra nước đã tăng đáng kể. Riêng vùng ĐBSCL hiện nay có khoảng 3.000 máy GĐLH. Phổ biến là máy nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc và một số máynông nghiệp do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Nhu cầu máy GĐLH nói riêng và các loại máy móc nông nghiệp nói chung đang rất lớn, tuy nhiên bà con nông dân trước giờ luôn sử dụng các loại máy nhập ngoại của các hãng Yanmar, Kohler, Kubota, Yamaha, John Deer…nên hàng nội địa không được ưa chuộng. Thêm vào đó, những năm gần đây hãng máy nông nghiệp Kubota của Nhật Bản mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam khiến các sản phẩm nội địa hầu như không đủ sức cạnh tranh. Tuy giá bán của một chiếc máy GĐLH nhập ngoại từ Nhật Bản có giá đến 25.200USD nhưng bà con vẫn ưa chuộng do máy có chất lượng và độ bền cao.

Hiện nay tuy nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp chế tạo máy trong nước đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại máymóc nông nghiệp, nhưng cho đến nay các doanh nghiệp Việt vẫn dậm chân tại chỗ do tình trạng thiếu vốn và kinh phí đầu tư nghiên cứu. Nhiều nhà sản xuất trong nước đã bắt đầu chế tạo được các loại máynông nghiệp đơn giản như máy cấy lúa. Nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư mua phụ tùng nhập ngoại về lắp ráp để giảm giá thành sản phẩm, tuy nhiên các loại máynông nghiệp nhất là máy GĐLH rất phức tạp yêu cầu phải có đội ngũ thợ có tay nghề và kinh nghiệm.

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước lân cận như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan khi tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, họ bắt đầu từ việc sản xuất những phụ tùng đúng tiêu chuẩn, có thể lắp lẫn máy này với máy khác nếu cùng một dòng sản phẩm. Thái Lan chấp nhận “máy nội, ruột ngoại”, nhưng có lộ trình tăng dần tỷ lệ nội địa hóa lên và hiện nay nước này đã sản xuất máy để xuất khẩu. Tuy nhiên để ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam đạt được thành quả như các nước khác đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ cụ thể từ chính phủ và các cấp ban ngành.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét