Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Hiệu quả trông thấy từ chính sách cơ giới hóa trong nông nghiệp

Những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều loại máy móc nông nghiệp cũng được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế lao động thủ công. Việc sử dụng các thiết bị, máy nông nghiệp hiện đại không những giải quyết được lao động nặng nhọc mà còn đảm bảo tính thời vụ, tăng hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Tại Diễn đàn Khuyến nông với chủ đề “Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp” vừa được tổ chức tại thành phố Châu Đốc, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh An Giang tổ chức, với sự tham dự của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Chế biến, thương mại, nông lâm thủy sản và nghề muối, các Viện, Trường, Trung tâm trung ương và Các nhà khoa học cùng với 230 nông dân các tỉnh ĐBSCL tham dự, đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như khu vực ĐBSCL sản xuất trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu lao động rất cao, thường xuyên tiếp xúc hóa chất độc hại, nên chất lượng sản phẩm làm ra và chí phí giá thành không cạnh tranh được với các nước trên thế giới. Vì vậy việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp sẽ giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp, đảm bảo được lịch thời vụ gieo trồng liên tiếp ở khu vực ĐBSCL.
Hiện nay vùng ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, có tổng diện tích gieo trồng khoảng 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 2,1 triệu ha đất sản xuất lúa, tương đương 2,8 triệu hộ làm nông nghiệp, nhưng số hộ có máy kéo hiện nay đạt thấp, 62 hộ mới có 01 máy. Các máy gieo sạ, máy gặt lúa phục vụ thu hoạch chỉ đạt từ 60 đến 75% tổng diện tích toàn vùng. Các loại máy gặt đập liên hợp, máy sấy chỉ mới đạt hơn 38 đến 50%. Đặc biệt ở các khâu cấy, làm cỏ, phun thuốc có độ cơ giới hóa rất thấp chưa được 10%.

Theo thống kê cho thấy việc cơgiới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân. Chỉ tính riêng việc áp dụng máy gặt đập liên hợp đã giảm từ 400 đến 500 ngàn đồng/ha so với cắt tay, và giảm từ 2 - 3% hao hụt so với thu hoạch nhiều giai đoạn. Như vậy nếu tính toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long hàng năm nếu cơ giới hóa sẽ tiết kiệm được 1.600 – 2.000 tỷ đồng và giảm thất thoát từ 500.000 – 700.000 tấn lúa. Đó là chưa kể đến việc giải quyết được sự thiếu hụt lao động vào mùa thu hoạch rộ. Đây mới chỉ thống kê của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nếu tính cả nước thì số lượng nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc cơ giới hóa còn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là hiện nền đất sản xuất ở khu vực ĐBSCL mềm, manh múng nên việc cơ giới hóa còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa đáp ứng được cho hoạt độngcủa các loại máy nông nghiệp, thì khó khăn về vốn của nông dân cũng là một trong những hạn chế. Vì vậy cần có chủ trương, chính sách vay vốn ưu đãi cho nông dân trang bị máy phục vụ cho sản xuất; bên cạnh đó cũng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, dồn thửa, đồng bộ hóa trong khâu gieo sạ…

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Cung cấp các loại máy nông nghiệp, máy GĐLH
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375. Hotline : 0903.930.856
Email: loctt@vinhthaigroup.com, vinh.n.phan@vinhthaigroup.com
website: vinhthaigroup.com 

1 nhận xét: