Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Giảm hao hụt trong khâu thu hoạch nhờ máy gặt đập

          Việt Nam là một nước nông nghiệp trong đó lúa nước là loại cây trồng chủ đạo của người dân. Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách cơ giới hóa trong nông nghiệp, tuy nhiên đa số còn nông dân vẫn canh tác theo mô hình cũ. Theo báo cáo kết quả điều tra năm 2011, cho thấy những tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là 12,7%, trong đó tính riêng 3 công đoạn: cắt, gom, tuốt lúa đã gây thất thoát trung bình 5,1%. Như vậy, chỉ tính riêng 3 công đoạn cắt, gom, tuốt lúa đã thất thoát hơn hàng trăm tỷ đồng /năm. Tuy nhiên đã có giải pháp mới đưa vào ứng dụng và mang lại hiệu quả cao đó là sử dụng máy gặt đập liên hợp.


          Máy gặt đập đầu tiên được đưa vào sử dụng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến nay các địa phương có diện tích gieo trồng lúa lớn trên cả nước hầu như đều đã đưa mô hình cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất và ứng dụng máy gặt đập liên hợp. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp thì mức độ hao hụt xấp xỉ 2%, giảm được 3,1% so với thu hoạch thủ công. Điều này có nghĩa là sản lượng lúa thu hoạch sẽ có thêm khoảng 65.000 tấn lúa/năm, tương đương 325 tỉ đồng, đây là một trong những lợi ích lớn nhất khi áp dụng máy gặt đập vào khâu thu hoạch lúa. Bên cạnh đó nhờ việc sử dụng máy gặt lúa mà khâu thu hoạch đã được rút ngắn thời gian, tranh thủ đất trồng để gieo sạ vụ tiếp theo.


Vì tính hiệu quả về kinh tế mang lại trong nông nghiệp, hiện nay nhà nước đã có chính sách đầu tư cho các tổ chức (hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình vay mua máy móc, thiết bị có giá trị sản xuất trong nước trên 60 %, được vay vốn tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa; Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 02 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất. Đây là một chính sách hỗ trợ rất có ý nghĩa để thực hiện chủ trương giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Thế nhưng, trên thực tế việc đầu tư mua máy gặt đập liên hợp đối với đa số nông dân còn khó khăn do giá trị máy lớn và thời gian hoàn vốn tương đối dài. Trong hoàn cảnh máy nhập ngoại giá cao, các doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu và chế tạo các loại máy gặt đập, máy gặt lúa chất lượng tốt và giá thành thấp hơn. Đa phần các loại máy được sản xuất trong nước hiện nay có giá thành tương đối, độ bền cao và có nhiều cải tiến phù hợp với thực tế đồng ruộng Việt Nam.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375.       Hotline :  0903.930.856

VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070      

VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét