Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại nhiều địa phương

Cùng với chủ trương công nghiệp hóa-hiện đại hóa là sự phát triển của các ngành công nghiệp, thương nghiệp; bên cạnh đó cũng thấy được sự tăng trưởng đáng kể của sản xuất nông nghiệp. Nhờ những chủ trương chính sách của Chính phủ trong việc cải tiến nông nghiệp, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nhiều đã giúp đưa nhiều loại máy nông nghiệp vào sử dụng trong sản xuất, góp phần tăng cao hiệu quả kinh tế và tiết kiệm chi phí cho sản xuất.
Thực hiện chính sách của Chính phủ trong việc cơ giới hóa khâu sản xuất, trong 10 năm trở lại đây nhiều loại máymóc nông nghiệp đã được đưa vào sử dụng góp phần thay thế lao động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tranh thử được thời vụ, giảm tổn thất trongcác khâu thu hoạch và gieo trồng. Hiện nay cơ giới hóa nông nghiệp đã được nhiều địa phương áp dụng trong tất cả các khâu từ khi xuống giống cho đến lúc thu hoạch, đặc biệt là trong canh tác lúa nước.

1.                  Làm mạ bằng khay


Mạ khay là kỹ thuật làm mạ tiên tiến của Nhật Bản được Việt Nam đưa vào áp dụng trong vài năm trở lại đây cùng với máycấy lúamáy gieo mạ. So với gieo mạ thông thường và xuống giống trực tiếp, gieo mạ khay có rất nhiều ưu điểm như: Mạ sinh trưởng tốt, khỏe, đẻ mạnh, thuận lợi tưới tiêu phòng bệnh, chống nóng, rét. Bên cạnh đó bà con khi áp dụng kỹ thuật gieo mạ mới còn chủ động được thời vụ, tiết kiệm khoảng 1/3 chi phí so với các cách làm truyền thống, dễ chăm sóc, giảm thiểu sức lao động trong khai thác và vận chuyển.

2.     Làm đất bằng máy cày đất Kubota


Làm đất là khâu vô cùng quan trọng trước khi gieo trồng, kỹ thuật là đất tốt sẽ đảm bảo cho khâu gieo trồng hiệu quả. Hiện nay tại các tỉnh ĐBSCL nơi có diện tích lúa gieo sạ cao nhất cả nước, bà con đã áp dụng kỹ thuật là đất đồng bộ bằng máy cày đất Kubota. Các sản phẩm máy nông nghiệp Nhật Bản này đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về cơ giới hóa đồng bộ như: Đất tơi xốp, kỹ, nhuyễn, sạch cỏ dại và cày bừa đủ tầng canh tác mà lại có độ bền và tốc độ làm việc vượt trội so với các loại máy khác.
Bà con có thể nhanh chống làm đất với máy cày đất Kubota ngay sau khi gặt để tiết kiệm thời gian và tranh thủ thời vụ.

3.     Gieo cấy bằng máy cấy lúa


Khâu gieo cấy trước đây được bà con nông dân cả nước thực hiện 100% thử công bằng sức lao động. Từ khi đưa vào sử dụng gieo cấy bằng máy cấy lúa bà con đã giảm được hoàn toàn nhân công cho khâu gieo cấy. Khi mạ khay đã đủ ngày cấy, bà con tiến hành cấy ngay bằng máy cấy lúa Kubota, đây là loại máy cấy với nhiều tính năng vượt trội như: Thời gian cấy nhanh, tốc độ cấy bằng 40 người, năng suất tăng 1/3 so với phương pháp truyền thống. Máy cấy lúa Kubota là một bước tiến lớn của khoa học kỹ thuật đối với đồng ruộng Việt Nam. 

4.     Chăm sóc theo quy trình chuẩn


Qua nhiều mô hình trình diễn, Hội khuyến nông phối hợp cùng Hội nông dân nhiều địa phương đã đưa vào áp dụng quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn: Dùng 7 kg/sào(360m2)/vụ đối với Đạm Phú Mỹ, 6kg/sào (360m2)/vụ phân Kali và 21kg/ sào(360m2)/vụ phân lân. Trong khâu chăm sóc chủ động đề phòng dịch bệnh, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa nước.

5.     Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp




Khâu thu hoạch lúa trước đây chủ yếu nhờ vào nhân công lao động, gặt tay, cùng với tiến bộ kỹ thuật các loại máy tuốt lúa đã được đưa vào sử dụng song hiệu quả mang lại chưa cao. Nhằm giảm thiểu tối đa hao hụt trong khâu thu hoạch và giảm sức lao động cho bà con, máygặt đập liên hợp (máy GĐLH) đã được đưa vào áp dụng đầu tiên tại các tỉnh ĐBSCL. Thu hoạch lúa bằng máy GĐLH Kubota đạt chuẩn nhất so với các máy khác, cho năng suất thu hoạch đạt 50-60 ha/vụ. Thu hoạch lúa bằng máy GĐLD có chi phí khoảng 2,1-2,5 triệu đồng/ha, giảm so với gặt tay 500-900 nghìn đồng, giảm tổn thất còn 2% (do không phải thu gom, vận chuyển, tuốt đập riêng rẽ), bà con chỉ cần ra đầu bờ và mang lúa về.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VINH THÁI
Trụ sở chính: 553 Hòa Hảo, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3955.9376
Fax: 08.3955.9375.       Hotline :  0903.930.856
VPĐD 1: 20/9 QL1A, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại/Fax: 070.3965.070      
VPĐD 2: KM3 Đường 10 (ngã 3 đường tránh Thái Bình), xã Đông Hòa, TP Thái Bình
Điện thoại/Fax: 0363.745.795

1 nhận xét: